Các mẫu hợp đồng cung ứng hàng hóa được soạn thảo ra với mục đích đưa ra những thỏa thuận, thông tin, quyền hay nghĩa vụ của cả 2 bên khi hợp tác với nhau.
Khai triển hợp đồng là quy tắc không thể thiếu khi làm việc, kinh doanh. Vậy những yêu cầu, một bản hợp đồng cung ứng hàng hóa cần những tiêu mục gì, https://cungungnhanlucthoivu.com/ sẽ cung cấp cho bạn ngay dưới đây.
Các đề mục không thể thiếu của một bản hợp đồng về hàng hóa
Sản phẩm
Nguyên tắc đầu tiên là đảm bảo sản phẩm phải luôn có mặt ở trên kệ trưng bày.
Nghiên cứu của tập đoàn tư vấn Boston (BCG) kết hợp với trường kinh doanh Wharton khuyến cáo rằng nhà bán lẻ cần tiến hành nghiên cứu thật kĩ lưỡng nhu cầu của người tiêu dùng.
Kế tiếp là quản lý chặt chẽ quy trình điều phối sản phẩm tới các cửa hàng dựa trên số liệu dự báo nhu cầu nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm bất cứ khi nào họ cần.
Địa điểm
Nhà bán lẻ cần có không gian trưng bày sản phẩm để người tiêu dùng xem xét và ngắm nghía.
Nhà bán lẻ có nhiều lựa chọn trưng bày phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, ví dụ như showroom, cửa hàng, quầy hàng trong trung tâm thương mại, hay trang web của công ty…
Thời điểm
Các nhà bán lẻ thời trang thường giới thiệu các dòng sản phẩm mới nhiều tháng trước khi chúng chính thức bước vào mùa nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng và lên kế hoạch cung ứng.
Nhà bán lẻ cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để sắp xếp kế hoạch thiết kế cũng như sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đã được dự báo trước của người tiêu dùng. Do đó sản phẩm cần được trưng bày nhiều tháng trước khi nhu cầu của người tiêu dùng đạt tới đỉnh điểm.
Điều này cho phép nhà bán lẻ có thể gia tăng đơn đặt hàng một khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao hay giảm đơn đặt hàng khi thấy nhu cầu người tiêu dùng đi xuống.
Giá
Chiến lược giá có thể khiến nhà bán lẻ tạo ra lợi nhuận hay thua lỗ. Một trong những cách định giá đơn giản là cộng thêm phần lợi nhuận mong muốn vào chi phí để xác định giá bán. Nhà bán lẻ có thể linh hoạt điều chỉnh giá bán tùy thuộc vào sự biến động của nhu cầu người tiêu dùng.
Số lượng
Khả năng cung ứng đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng. Các quyết định cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lưu kho, thời gian hoàn thành sản phẩm và nguồn cung từ nhà cung cấp.
Còn nhu cầu chủ yếu phụ thuộc vào người tiêu dùng và năng lực chi trả. Do đó một mức giá thấp có thể giúp tăng nhu cầu và ngược lại. Chính vì vậy, nhà bán lẻ cần có một công thức giúp xác định mức giá hợp lý để cân bằng giữa cung và cầu.
>> Xem thêm: “ Bật mí” về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Đề ra mục tiêu của quản trị cung ứng hàng hóa
Mục tiêu chung của quản trị cung ứng hàng hóa cho khách hàng là: Phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất.
Mục tiêu này đòi hỏi phải tối ưu hoá dịch vụ khách hàng, có nghĩa, phải đảm bảo trình độ dịch vụ khách hàng của quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng đem lại khả năng lợi nhuận cao nhất.
Đáp ứng nhanh: Có nghĩa thời gian thực hiện đơn đặt hàng trong kinh doanh thương mại bán buôn và chi phí thời gian mua hàng của khách hàng trong kinh doanh thương mại bán lẻ là ít nhất.
Việc cải tiến phương pháp và quá trình cung ứng hàng hóa sẽ rút ngắn được thời gian cung ứng hàng hóa cho khách hàng đến mức thấp nhất.
Tối thiểu hoá các sai lệch: Quá trình giao hàng cho khách hàng trong kinh doanh bán buôn phải đúng với mong đợi của khách hàng được thể hiện trong hợp đồng mua bán, đặc biệt phải giảm đến mức thấp nhất những sai lệch thời gian.
Trong kinh doanh bán lẻ phải thoả mãn đến mức cao nhất những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, yêu cầu lựa chọn hàng hoá. ..như đã truyền tin và định vị đối với khách hàng trên thị trường mục tiêu.
Mục tiêu chi phí: Sử dụng công nghệ xử lý và thực hiện đơn đặt hàng và bán hàng tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất và độ chính xác. Phải dần từng bước cơ giới hoá và tự động hoá các thao tác của quá trình, vừa đảm bảo được mục tiêu dịch vụ và chi phí.
Để thực hiện được những mục tiêu trên đây, quản trị cung ứng hàng hóa cho khách hàng phải thực hiện các nguyên tắc sau:
Phải thực hiện nguyên tắc cam kết: Thực hiện đầy đủ những cam kết đối với khách hàng được thể hiện trong hợp đồng mua bán đã ký kết; phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng qui định trong các cửa hàng bán lẻ.
Phải thực hiện nguyên tắc linh hoạt và ưu tiên: Khi có những yêu cầu bất thường của khách hàng, phải huy động mọi nỗ lực logistics để đáp ứng cho dù có thể không thu được lợi nhuận như mong muốn.
Đồng thời phải thực hiện chính sách ưu tiên theo qui tắc phân loại 80/20 (qui tắc ABC).
Phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống công nghệ: Việc triển khai quá trình theo một quy trình hợp lý, thống nhất.
>> Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng hóa tại Hồ Chí Minh
Quản trị cung ứng hàng hóa cho khách hàng trong thương mại bán buôn
Các quyết định căn bản của quản trị cung ứng hàng hóa cho khách hàng
+ Các quyết định này bao gồm: Xác định mục tiêu dịch vụ và chi phí; Xác định các phương pháp bán hàng; Xác định tổng lượng và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá theo mặt hàng và khách hàng; Thiết kế các quy trình nghiệp vụ bán hàng.
Xác định mục tiêu dịch vụ cung ứng hàng hóa cho khách hàng.
+ Chất lượng dịch vụ khách hàng là kết quả của toàn bộ hệ thống logistics, đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn bộ hệ thống. Đồng thời, mỗi công đoạn nghiệp vụ phải đề ra mục tiêu riêng. Mục tiêu của cung ứng hàng hóa cho khách hàng chủ yếu tập trung vào tốc độ và tính ổn định trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng.
+ Phải xác định thời gian tối đa kể từ khi nhận được đơn đặt hàng hoặc ký hợp đồng mua bán hàng hoá. Phải dự đoán nhu cầu dịch vụ của từng khách hàng mục tiêu để đáp ứng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Trong từng thời kỳ, phải thiết kế được cửa sổ dịch vụ nhằm xác định trình độ dịch vụ cần đạt để từ đó, xác định thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng tương ứng.
Cửa sổ dịch vụ khách hàng
+ Theo cửa sổ dịch vụ thì muốn đạt được chỉ tiêu trình độ dịch vụ 95%, thời gian thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng không được vượt quá 6 ngày. Nếu vượt quá, có nghĩa đã giảm trình độ dịch vụ khách hàng xuống.
Tuy nhiên, do có mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí, khả năng lợi nhuận, cho nên xác định mục tiêu cung ứng hàng hóa cho khách hàng có thể theo một số cách như sau:
– Xác định mục tiêu dịch vụ khách hàng, sau đó bằng mọi nỗ lực để giảm chi phí đến mức thấp nhất;
– Xác định mức chi phí tối đa, sau đó cải thiện các hoạt động logistics để đạt được trình độ dịch vụ cao nhất có thể ;
– Xác định trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu, có nghĩa xác định trình độ dịch vụ khách hàng mà tại đó, cho khả năng thu lợi nhuận cao nhất.
Xác định tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn.
+ Trên cơ sở kế hoạch marketing thương mại đã định, phải tiến hành đo lường và dự báo nhu cầu làm cơ sở cho việc xác định định mức bán và ngân sách bán. Phải sử dụng các phương pháp đo lường và dự báo đảm bảo độ chính xác và kịp thời.
+Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá phải cụ thể, chi tiết theo từng nhóm, mặt hàng, theo từng đối tượng khách hàng để dự tính các giải pháp logistics hợp lý, đảm bảo những mục tiêu dịch vụ logistics đã đề ra.
Xác định các phương pháp bán hàng.
+ Tuỳ thuộc yêu cầu dịch vụ của khách hàng mà phải có các phương pháp bán hàng thích hợp. Các phương pháp bán phụ thuộc vào các quyết định về giá. Quyết định về giá trực tiếp xác định bộ phận nào trong thương vụ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động logistics, chuyển giao sở hữu, và trách nhiệm pháp lý.
Có 2 phương pháp định giá bán: Giá F.O.B nơi giao và giá F.O.B nơi nhận.
Giá bán và trách nhiệm tương ứng.
Thiết kế các quy trình thực hiện đơn đặt hàng cho khách hàng
Để chủ động và tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ quá trình logistics, cần phải thiết kế các qui trình thực hiện đơn đặt hàng phù hợp với các phương pháp bán hàng.
Nếu chỉ tính trách nhiệm dịch vụ giữa các bên trong quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng, thì có 2 phương pháp bán hàng chủ yếu: bán hàng tại kho người giao (bán), và bán hàng vận chuyển giao hàng tại kho người nhận. Qui trình bán đầu đơn giản hơn qui trình sau. Trong thiết kế qui trình, cần phải chú ý một số nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc ưu tiên thực hiện đơn hàng: Trong quá trình thực hiện đơn hàng, cần phải ưu tiên cung cấp hàng hoá cho một số khách hàng có tầm quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nên áp dụng qui tắc 80/20 có chính sách thích đáng.
– Nguyên tắc đồng bộ thực hiện đơn hàng: Để tiết kiệm thời gian, tăng nhanh tốc độ cung ứng, không nên chỉ nhấn mạnh vào tính tuần tự của qui trình. Nếu một số thao tác của qui trình có thể thực hiện đồng thời thì triển khai song song.
– Nguyên tắc tập trung: Để tăng năng suất lao động và giảm chi phí trong việc chuẩn bị lô hàng và vận chuyển, phải đảm bảo nguyên tắc tập trung. Nguyên tắc này đòi hỏi tập trung chuẩn bị và xử lý nhiều lô hàng cùng một lúc, hoặc tập trung vận chuyển nhiều lô hàng trong cùng một đợt nhằm lợi dụng tính kinh tế nhờ qui mô, giảm chi phí.